Hầu hết mọi người đều xem ngành mỹ phẩm là một phát minh của xã hội hiện đại nhưng thực tế, các ghi chép về phương pháp làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc đã tồn tại từ rất lâu (khoảng 6000 năm TCN) trong các văn tự của Ai Cập cổ đại. Hãy cùng Gains xoay ngược chiều kim đồng hồ, lần tìm về lịch sử hình thành và phát triển của ngành mỹ phẩm từ thời xa xưa đến hiện đại nhé!
I. THỜI KỲ TRƯỚC CÔNG NGUYÊN (TCN):
-
Khoảng 6000 năm TCN:
- Tại Ai Cập: Thời điểm này đàn ông và phụ nữ Ai Cập cổ đã biết sử dụng thuốc mỡ và tinh dầu thơm để làm mềm và sạch da cũng như khử mùi cơ thể. Họ thường sử dụng bột đồng xanh nhạt, kem chế từ mỡ cừu, bồ hóng, oxit chì để vẽ chân mày, mắt, môi, làm nổi bật lên những đường nét trên gương mặt của mình. Một số ghi chép khác cho thấy nước hoa đối với người Ai Cập cổ đại khá quan trọng trong các hoạt động tôn giáo và tâm linh, họ đã chế tạo ra nước hoa từ dầu vừng (mè), húng tây, tuyết tùng, lô hội, hoa hồng, oải hương phục vụ cho mục đích này.
- Tại Lưỡng Hà: Theo ghi chép từ các tài liệu cổ xưa còn xót lại, phụ nữ thành Babylon vùng Lưỡng Hà thời kỳ này đã có công thức sơ khai để chăm sóc da, giúp làn da tươi trẻ, giảm nếp nhăn, trị sẹo…
- Tại Hy Lạp: Người Hy Lạp đã biết các công thức giúp răng trắng sáng hơn, họ biết dùng phấn thoa lên mặt để da trắng hơn, biết sử dụng son môi được làm từ đất sét nâu trộn cùng bột sắt đỏ.
- Tại Phương Đông: Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng bột gạo nếp để làm trắng và mịn da, biết nhuộm răng đen hoặc vàng để tạo điểm nhấn trên khuôn mặt.
-
Từ 4.000 đến 2.000 năm TCN:
- 4.000 năm TCN: Qua hai thiên niên kỷ, công thức làm đẹp của người Ai Cập đã có một số bước tiến mới. họ đã dùng Galena Mesdemet (bột làm từ quặng đồng và chì) và Malachite (bột màu xanh lục sáng của khoáng chất đồng) để trang điểm cho đôi mắt thêm sắc sảo, từ đó “đôi mắt hình quả hạnh “ là “mốt” của giai đoạn này, được phụ nữ Ai Cập vô cùng ưa chuộng. Bên cạnh đó họ cũng đã sáng tạo ra những hộp trang điểm mini có thể mang theo bên người mỗi khi dự tiệc hoặc tham gia lễ hội.
"Đôi mắt hình quả hạnh" - mốt ưa chuộng của phụ nữ Ai Cập cổ lúc bấy giờ
- 2.000 năm TCN: Nổi bật nhất ở phương Đông là Trung Quốc - nơi được xem là “thánh địa” của mỹ phẩm giai đoạn này. Sơn móng tay được ra đời tại đây với nguyên liệu đến từ trứng gà, sáp ong và cao su và được xem như là dấu hiệu nhận biết địa vị xã hội. Chỉ khi có thân phận hoàng gia mới được sơn móng tay màu vàng, màu đen hoặc đỏ dùng cho tầng lớp quan lại, giới quý tộc giàu có, còn những tầng lớp còn lại bị cấm sử dụng sơn móng tay.
3. 2.000 năm TCN đến Thiên Chúa Giáng Sinh:
- Cạo lông mày, nhuộm tóc, đánh phấn, vẽ mặt được xem là những hành vi làm đẹp phổ biến trong giai đoạn này tại Trung Quốc. Son môi thô được làm từ đất sét với sắt đỏ được người Hy Lạp cổ đại sử dụng như một sản phẩm thời trang.
II. THỜI KỲ SAU CÔNG NGUYÊN (SCN):
-
Đế Chế La Mã (những năm 100 SCN):
- Những năm đầu SCN, tại thành Rome, phụ nữ mà không son phấn được ví như “thức ăn không có muối”. Các phương pháp làm đẹp thời điểm này là đắp mặt nạ từ hỗn hợp lúa mạch và bơ, phụ nữ bắt đầu sáng tạo ra nước sơn móng tay… dần dần trở nên phổ biến ở các nước châu âu và phương đông. Ngoài ra người La Mã cổ phát minh ra phương pháp tắm bùn để làm sạch và dưỡng da.
-
Tiểu lục địa Ấn Độ:
- Những năm 300-400 SCN được xem là thời kỳ phát triển của ngành mỹ phẩm Ấn Độ. Giai đoạn này nổi tiếng với phong cách trang điểm Henna, thuốc nhuộm tóc hay vẽ lên da mình với những họa tiết thiết kế đẹp mắt được dùng phổ biến, đặc biệt trong các dịp hôn lễ, thực hành tôn giáo.
Truyền thống vẽ henna của người Ấn Độ
-
Thời kỳ Phục Hưng:
- Phụ nữ trong xã hội thời kỳ này thường đánh mặt trắng bệch và nhuộm tóc đỏ, đó được coi là một nét đẹp tuyệt vời. Mỹ phẩm làm đẹp thời Phục Hưng thường được bổ sung thêm chì và thạch tín để lớp trang điểm được giữ lâu hơn, tuy nhiên theo khoa học hiện đại thành phần có trong mỹ phẩm này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
-
Thời kỳ hiện đại:
- Năm 1927, thuốc nhuộm tóc hóa học được chế tạo lần đầu tiên mang lại mái tóc bồng bềnh gợn sóng cho phái đẹp.
- Năm 1930, các ngôi sao điện ảnh Mary Pickford, Theda Bara, Jean Harlow mở đầu phong cách trang điểm mới, đưa mỹ phẩm vào văn hóa đại chúng. Làn da trắng lúc này bị truất ngôi để nhường chỗ cho làn da nâu khỏe khoắn theo phong cách Hollywood.
- Đến ngày nay, mỹ phẩm từ trang điểm đến chăm sóc da đều trở nên rộng rãi nhờ vào cải tiến của khoa học và kĩ thuật. Đem đến cho người dùng những sản phẩm an toàn, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ.
Bộ móng tay đặc trưng được ưa chuộng của phụ nữ thế kỉ 20
Bài viết trên hi vọng sẽ giúp ích được quý bạn đọc, theo dõi Gains ngay để có thêm nhiều thông hữu ích bạn nhé!